Bị rong kinh làm sao hết?
Bị rong kinh làm sao hết? Bị rong kinh là một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là các chị em đang trong độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Không chỉ là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bất thường tại bộ phận sinh dục mà hiện tượng này còn gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể khiến cuộc sống của nữ giới bị đảo lộn. Vậy, bị rong kinh phải làm sao để nhanh hết? Hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây của các bác sĩ chuyên trang 24h khỏe để có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc khắc phục hiện tượng này.
Bị rong kinh làm sao hết?
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường kéo dài từ 2 - 7 ngày với lượng máu kinh dao động từ 20ml - 80ml. Tuy nhiên, với những chị em bị rong kinh sẽ thấy số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh chảy ra trên 80ml. Ngoài ra, nữ giới còn có thể gặp phải một số hiện tượng khác như đau bụng kinh, máu kinh vón cục, cơ thể mệt mỏi, choáng váng.
Nhìn chung, rong kinh không phải là bệnh lý nhưng nó lại là dấu hiệu cụ thể nhất cho thấy cơ quan sinh dục của bạn đang gặp phải một số trục trặc hoặc bệnh lý. Ngoài ra, việc chảy máu kinh quá nhiều còn làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể khiến sức khỏe nữ giới bị giảm sút nghiêm trọng.
Trở lại với vấn đề bị rong kinh phải làm sao hết? Các chuyên gia cho biết: Có hai cách khắc phục cơ bản mà các chị em nên đặc biệt chú ý, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Khắc phục trực tiếp
Đối với trường hợp nữ giới đang bị rong kinh nhưng lượng máu tiết ra không quá nhiều và các chị em không gặp phải tình trạng đau đầu, choáng ngất do thiếu máu cùng với những dấu hiệu bất thường khác, nữ giới chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp là có thể khắc phục được tình trạng này mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Nếu rong kinh kéo dài kết hợp với hiện tượng thiếu máu, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị khẩn cấp. Một số nữ giới sẽ được sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm có chứa estrogen và progesterone. Những loại thuốc này sẽ giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể giúp các chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn. Tùy thuộc vào tình trạng rong kinh mà liều lượng, loại thuốc có thể khác biệt nhất định.
Ngoài ra, nữ giới cũng có thể chữa trị tình trạng rong kinh bằng cách sử dụng một số bài thuốc dân gian như: Cỏ nhọ nồi giã nát vắt lấy nước uống để cầm máu, dưỡng thận âm; Lá huyết dụ sắc với nước để uống mỗi ngày 2 lần có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu….
Bạn đã biết những điều này chưa?
- Cách chữa đau bụng kinh nhanh nhất
- Phòng khám đa khoa hưng thịnh có tốt không?
- Bệnh xã hội khám ở đâu?
Lưu ý: Các phương pháp chữa trị chứng rong kinh nhờ bài thuốc dân gian có thể chỉ khắc phục tạm thời tình trạng này hoặc phải kiên trì mới đem lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, nữ giới không nên quá phụ thuộc vào phương pháp này. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc điều trị, nữ giới cần phải có sự hướng dẫn trực tiếp bởi các bác sĩ của phòng khám phụ khoa uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Thứ hai: Bị rong kinh phải làm sao? Bị rong kinh cần phải điều trị lâu dài
Như đã chia sẻ ở trên, rong kinh chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ quan sinh dục của nữ giới. Vì vậy, các chị em cần phải chủ động áp dụng các biện pháp chữa trị lâu dài, chữa trị theo đúng nguyên nhân để mang lại hiệu quả tốt nhất và ngăn chặn nguy cơ tái phát trở lại, cụ thể như sau:
1. Đi khám phụ khoa
Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục của nữ giới bằng những biện pháp như siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nội soi… Từ đó, sẽ chỉ ra cho các chị em biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì? Cách điều trị như thế nào?
Một số nguyên nhân dẫn tới rong kinh như rối loạn nội tiết tố, bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung….
Tầm soát nguyên nhân gây bệnh này và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp các chị em chữa trị dứt điểm tình trạng rong kinh và bảo vệ sức khỏe, khả năng sinh sản sau này của mình.
2. Điều chỉnh lại chế độ sống
Trong quá trình đi khám, hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra nồng độ nội tiết tố trong cơ thể. Nếu có dấu hiệu bất ổn, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng một số loại thuốc uống, thuốc tiêm chứa estrogen và progesterone.
Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nữ giới nói chung và nội tiết tố trong cơ thể nói riêng. Vì vậy, nếu như nội tiết tố bị rối loạn do chế độ sống của bạn chưa thực sự khoa học, lành mạnh. Hãy nhanh chóng thiết lập các giải pháp điều trị để ổn định nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt như sau:
- Hạn chế thức khuya, dậy sớm, lao động nặng nhọc quá mức.
- Giữ tâm lý luôn luôn thoải mái, tránh lo âu căng thẳng quá độ.
- Tích cực bổ xung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tránh sử dụng các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe như cà phê, rượu, bia, thuốc lá….
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và giảm stress.
- Cẩn trọng với một số loại thuốc đang sử dụng. Bởi một số nhóm thuốc như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc điều trị bệnh ở tuyến giáp, đái tháo đường, rối loạn máu đông... Có thể gây ra tình trạng rong kinh kéo dài.
Theo các bác sĩ của chuyên trang 24h khỏe, mặc dù có nhiều biện pháp chữa trị tình trạng rong kinh nhưng đi khám và tìm hiểu nguyên nhân để thiết lập các giải pháp chữa trị phù hợp là vấn đề quan trọng nhất. Bởi tầm soát được nguồn gốc tình trạng này sẽ giúp cho việc giải đáp câu hỏi bị rong kinh làm sao hết? trở nên an toàn, hiệu quả hơn. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.